Các trợ giúp xã hội khẩn cấp khác là gì?(P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các trợ giúp xã hội khẩn cấp khác bao gồm Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác, hỗ trợ tạo việc làm phát triển sản xuất

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về việc hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thì trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày về các trợ giúp xã hội khẩn cấp khác bao gồm: 

Xem thêm: Các trợ giúp xã hội khẩn cấp khác là gì?(P1)

Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 2, Nghị định 20/2021/NĐ-CP, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cần thiết.

Điều 16, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác như sau; 

Chế độ hỗ trợ đối với trẻ em trong trường hợp này 

Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể: 

- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: 60.000 đồng/người/ngày. 

- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau: 

+ Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.

+ Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1 km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.

Thủ tục hỗ trợ đối với trẻ em trong trường hợp này 

Thủ tục hỗ trợ trẻ em trong trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP tương tự như trường hợp hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. 

Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất

Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất là một trong các hình thức hỗ trợ vô cùng thiết yếu, giúp cho người được hỗ trợ tạo ra thu nhập từ chính sức lao động của họ, trang bị thêm cho họ kiến thức chuyên môn, giúp họ có cơ hội tự phát triển bản thân. Điều 17, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất như sau: 

- Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất. 

- Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng, làm nhà ở, sửa chữa nhà ở… thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư