Cách thức khen thưởng và mục tiêu thi đua được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:53 (GMT+7)

Cách thức khen thưởng và mục tiêu thi đua

 

Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về cách thức khen thưởng và mục tiêu thi đua theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

- Luật số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thi đua khen thưởng sau đây gọi tắt là Luật Thi đua khen thưởng 2003.

- Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Cách thức khen thưởng

Theo Điều 4 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 quy định như sau:

Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng, khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, khen thưởng quá trình cống hiến và khen thưởng đối ngoại.

Trong từng giai đoạn cách mạng, Nhà nước tổng kết những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng theo công trạng ( những công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc) và thành tích đạt được. Đồng thời khen thưởng quá trình đóng góp, cống hiến của tập thể, cá nhân và khen thưởng đối ngoại cho tổ chức nước ngoài, người nước ngoài đã có thành tích, có đóng góp vào việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của thi đua

Theo Điều 4 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 quy định như sau:

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhằm hướng tới dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh thì cần phải xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao việc khen thưởng. Xã hội không có hoặc không đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu, kém phát triển. Khen thưởng để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội; khen thưởng để hạn chế, bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp và nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trường khen thưởng nhiều hơn trách và phạt.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư