Căn cứ xác nhận một người là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:32 (GMT+7)

Căn cứ xác nhận một người là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là những người đã tham gia cách mạng vào thời điểm sớm, có thể nói là tiền cách mạng. Đây là nhóm người có công với sự thành lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sau này là Cộng hòa Xã hội Việt Nam. Do đó, đây là nhóm người đầu tiên được xét trong những người có công được hưởng các ưu đãi dành cho người có công. Tuy nhiên, cần xác định các điều kiện rõ ràng để chứng minh một người thuộc nhóm người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.

Căn cứ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Đầu tiên, một người được xác định là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thì phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn, điều kiện cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Cụ thể: Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như thế nào?). Tuy nhiên, để chứng minh người này đáp ứng các điều kiện cần thiết thì cần có căn cứ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Theo Điều 6 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ, các căn cứ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm:

a. Đối với người hoạt động cách mạng còn sống

Căn cứ một trong các giấy tờ sau:

- Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý

- Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III). (Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW là cuộc vận động nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện các công tác thẩm tra chính trị, phát triển, cải tiến công tác quản lý cán bộ, Đảng viên để bảo vệ Đảng, trong quá trình của Cuộc vận động bảo vệ Đảng, các Đảng viên tiến hành khai lý lịch để làm rõ tư tưởng chính trị, cũng như nhân thân của mình).

- Lý lịch Đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 04 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K (chiến trường miền Nam, chiến trường Lào, chiến trường Campuchia) từ năm 1954 đến ngày 30/04/1975.

b. Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần trước ngày 30/06/1999 trở về trước

Căn cứ một trong các giấy tờ sau:

- Một trong các giấy tờ chứng minh lý lịch như trên, bao gồm:

+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý

+ Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01/03/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III)

+ Lý lịch Đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 04 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K (chiến trường miền Nam, chiến trường Lào, chiến trường Campuchia) từ năm 1954 đến ngày 30/04/1975.

- Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập là các huân chương cao quý của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong hồ sơ của người được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập có đầy đủ các thông tin về lý lịch, hoạt động cũng như thành tích của người được trao Huân chương.

- Hồ sơ liệt sĩ: Hồ sơ liệt sĩ có nêu thông tin về hoạt động cách mạng, địa điểm hy sinh cũng như các thông tin về đơn vị chiến đấu.

- Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản: Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên của cá nhân và tập thể những người tham gia Đảng bộ từ cấp xã trở lên, có nêu rõ thông tin, lý lịch của cá nhân.

- Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên: Các hồ sơ này nêu rõ thời điểm tham gia, quá trình hoạt động cách mạng của người đã mất.

c. Đối với người người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần sau ngày 30/06/1999

- Một trong các giấy tờ chứng minh lý lịch như trên, bao gồm:

+ Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý

+ Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01/03/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III)

+ Lý lịch Đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 04 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K (chiến trường miền Nam, chiến trường Lào, chiến trường Campuchia) từ năm 1954 đến ngày 30/04/1975.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư