2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chăm sóc sức khỏe tại nơi cư trú là hoạt động chăm sóc cho các đối tượng ngay tại địa phương nơi người này đăng ký thường trú, hoặc đăng ký tạm trú, chủ yếu trong phạm vi cấp xã, phường. Hoạt động này được thực hiện bởi cơ sở y tế cấp xã, phường, giúp giảm tải cho các tuyến trên cũng như giám sát, bảo đảm tình hình sức khỏe cộng đồng trên từng địa phương.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Theo đó, người khuyết tật là nhóm người yếu thế trong xã hội, bị khiếm khuyết và suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể dẫn đến tình trạng khó điều khiển các bộ phận này để hoạt động, sinh hoạt, lao động. Do đó, các nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người này cao hơn so với các nhóm người khác trong xã hội. Nhà nước, tổ chức, cá nhân, cũng có các trách nhiệm nhất định trong việc đảm bảo người khuyết tật được hưởng các hỗ trợ, dịch vụ cần thiết về y tế, trong đó cơ bản nhất (hoặc tối thiểu nhất) là chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú đối với người khuyết tật được thực hiện bởi trạm y tế cấp xã.
Theo Khoản 1 Điều 21 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, trạm y tế cấp xã có các trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú đối với người khuyết tật như sau:
- Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng: Người khuyết tật, và cả người không khuyết tật đều cần được biết về các kiến thức cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe, phòng, ngừa, giảm thiểu khuyết tật. Trạm y tế cấp xã có nhiệm vụ phổ biến (tuyền truyền, thông tin, giáo dục) để các cá nhân có thể nắm rõ và thực hiện. Riêng đối với người khuyết tật, trạm y tế cấp xã phải hướng dẫn phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng tại trạm y tế hoặc trực tiếp tại nơi cư trú. Kinh phí thực hiện hoạt động này do Ngân sách Nhà nước đảm bảo.
- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật: Trạm y tế cấp xã phải thành lập hồ sơ theo dõi, hồ sơ chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em, do đây là các đối tượng người cần được chăm sóc sức khỏe tại nơi cư trú (có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe). Kinh phí thực hiện hoạt động này do Ngân sách Nhà nước đảm bảo.
- Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật: Trong phạm vi chuyên môn, trình độ kỹ thuật của trạm y tế cấp xã, người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp vượt quá chuyên môn của trạm y tế cấp xã, người khuyết tật được chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh