2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 chế độ đối với thân nhân của liệt sĩ và các đối tượng khác như người có công nuôi liệt sĩ, người thừa kế của liệt sĩ. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 chế độ tiếp theo đối với thân nhân của liệt sĩ.
2. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
2.5. Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe là chế độ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các cá nhân (thuộc diện được điều dưỡng phục hồi sức khỏe) trong một khoảng thời gian nhất định.
a. Đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Theo Khoản 5 Điều 16 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đối tượng sau được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ
- Người có công nuôi liệt sĩ (là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, trong thời gian tối thiểu là 10 năm)
- Vợ hoặc chồng (hợp pháp theo quy định của pháp luật)
- Con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, trong đó:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
+ Người khuyết tật nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
b. Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe
(i) Về thời gian:
- Đối với các đối tượng thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nói chung: Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm một lần
- Đối với cha đẻ, mẹ đẻ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có 02 con liệt sĩ trở lên: Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
(ii) Về nội dung điều dưỡng phục hồi sức khỏe:
- Chăm sóc sức khỏe (bao gồm sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất) cho người thuộc đối tượng được hưởng chế độ
- Cung cấp thuốc thiết yếu cho các đối tượng
- Hỗ trợ tiền ăn trong quá trình điều dưỡng phục hồi sức khỏe
- Quà tặng cho đối tượng
Trong trường hợp đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe không mong muốn điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở điều dưỡng mà muốn điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà thì vẫn được hưởng trợ cấp điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà.
Nhìn chung, chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với các nhóm đối tượng trên được thực hiện như đối với người có công.
Cụ thể: Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công như thế nào?
2.6. Chế độ bảo hiểm y tế
Chế độ bảo hiểm y tế ở đây là hoạt động cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng đủ điều kiện để các đối tượng này được hưởng chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong đó, các đối tượng không phải đóng bảo hiểm y tế mà được Ngân sách Nhà nước chi trả bảo hiểm y tế.
Các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bao gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ
- Người có công nuôi liệt sĩ
- Vợ hoặc chồng
- Con của liệt sĩ
2.7. Chế độ ưu đãi quy định tại các Điểm d, đ, e, g, h, i và k Khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trong đó bao gồm các chế độ sau:
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm (ưu tiên thể hiện qua hoạt động cộng điểm thi cho các đối tượng thân nhân liệt sĩ, hoạt động lựa chọn công việc phù hợp cho thân nhân liệt sĩ)
- Hỗ trợ để theo học đến tình độ đại học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (hỗ trợ học phí, dụng cụ học tập, tài liệu học phí cho các đối tượng là thân nhân của liệt sĩ)
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở (hỗ trợ xây nhà, cải tạo nhà ở cho các đối tượng thân nhân liệt sĩ không có nhà, đang thuê nhà, mất nhà do thiên tai,… Ngoài ra, thân nhân liệt sĩ được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội để xây dựng nhà ở xã hội)
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng (ưu tiên các đối tượng thân nhân của liệt sĩ được giao, thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng trước các đối tượng khác)
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh (vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với mức lãi suất ưu đãi, hoặc được miễn lãi suất theo quy định của chương trình Chính phủ)
- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật (miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất,…)
Ngoài các chế độ trên, thân nhân của liệt sĩ còn được hưởng thêm một số chế độ khác, xem thêm: Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như thế nào? (Phần 1); Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như thế nào? (Phần 3)
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh