2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 5 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, Ngân sách Nhà nước là nguồn chủ yếu để thực hiện chính sách về người khuyết tật. Hằng năm, Nhà nước phải bố trí Ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách về người khuyết tật (chi thường xuyên). Ngân sách được phân bổ về cho từng địa phương để các địa phương thực hiện trực tiếp các chính sách đối với người khuyết tật sinh sống tại địa bàn quản lý.
Theo Khoản 2 đến Khoản 10 Điều 5 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, chính sách về người khuyết tật bao gồm:
Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh được thực hiện trong lĩnh vực y tế, an toàn, vệ sinh thực phẩm, an toàn, vệ sinh lao động.
Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật được thực hiện trong lĩnh vực y tế, an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng, lao động, an toàn giao thông,…
Tại mỗi lĩnh vực, các chủ thể phải thực hiện đúng theo quy định để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như đảm bảo an toàn cho những người khác cùng trong quan hệ pháp luật hoặc cùng ở vị trí tương tự với người đó trong quan hệ pháp luật.
Người khuyết tật cũng là đối tượng được bảo trợ xã hội và hưởng các quyền lợi bảo trợ xã hội nhất định. Chi tiết hơn, theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; hỗ trợ chi phí chăm sóc đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đang mang thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi; thuộc diện được chăm sóc và nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các chính sách về hoạt động xã hội, cộng đồng. Các đối tượng được ưu tiên trong chính sách là người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các đối tượng này cũng là các đối tượng yếu thế và cần sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội. Vì vậy, để phát triển xã hội thì phải lồng ghép các chính sách về người khuyết tật thì mới có thể đảm bảo phát triển chung của xã hội.
Các hoạt động tạo điều kiện này được thực hiện lĩnh vực y tế, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội. Trong hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng tại cơ sở y tế, người khuyết tật được ưu tiên hơn các đối tượng khác về số thứ tự ưu tiên, được đảm bảo các điều kiện y tế cơ bản nhất khi chỉnh hình, phục hồi sức chức năng tại các cơ sở y tế.
Người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật tại các cơ sở trợ giúp xã hội phải có trình độ chuyên môn, tư cách chủ thể và tư cách đạo đức. Đối với người là nhân viên trợ giúp xã hội còn phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định thì mới được thực hiện công việc trợ giúp xã hội. Do đó, những người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức tại các cơ sở đào tạo chính quy.
Các hoạt động trợ giúp người khuyết tật được khuyến khích trong xã hội. Người sử dụng lao động được hỗ trợ giảm thuế khi sử dụng nhiều người lao động là người khuyết tật. Các công trình giao thông, công cộng được lưu ý xây dựng các khu vực ưu tiên cho người khuyết tật. Các cá nhân, tổ chức trong xã hội được khuyến khích giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội và các hoạt động sinh hoạt, di chuyển thông thường.
Các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật được thành lập là tổ chức xã hội, hoặc doanh nghiệp của người khuyết tật được hỗ trợ trong quá trình thành lập, giảm thuế, và được nhận nhiều hoạt động hỗ trợ khác từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật như sử dụng nhiều người lao động là người khuyết tật, thực hiện dạy nghề, đào tạo người khuyết tật, tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật,… ở mức độ có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng này, thì được khen thưởng theo quy định.
Các hành vi vi phạm pháp luật về người khuyết tật như ngược đãi, cưỡng bức lao động, kì thị, phân biệt đối xử, xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự,… và nhiều hành vi được coi là vi phạm pháp luật khác, nếu bị phát hiện có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh