2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí đủ điều kiện trở thành đối tượng bảo trợ xã hội), chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng đó có nơi cư trú, sinh sống, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt cơ bản cho các đối tượng này.
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Theo đó, cơ sở trợ giúp ngoài công lập được thành lập và hoạt động nhờ vốn góp của các thành viên góp vốn, không dựa trên Ngân sách Nhà nước và các khoản hỗ trợ của nhà nước.
a. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Theo Điều 14 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, quyền thành lập, quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được xác định như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó:
+ Tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài (có đăng ký thành lập và được cấp phép hoạt động theo pháp luật của các nước)
+ Cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự (đủ 18 tuổi, không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) và có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài (không bao gồm người không có quốc tịch).
- Để thực hiện thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thì các chủ thể này phải đảm bảo được cấp phép thành lập và hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội. Để được cấp phép thành lập và hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở. Theo đó, các cá nhân, tổ chức phải có hồ sơ đề nghị, đăng ký thành lập và hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thì mới thể hiện được nguyện vọng, các điều kiện mà tổ chức, cá nhân đã đáp ứng để thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập), là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (tùy theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội), chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trước và sau đăng ký thành lập.
Tuy nhiên, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở trợ giúp xã hội với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. Các tranh chấp này được giải quyết theo pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự, do là tranh chấp nội bộ hoặc tranh chấp trong quan hệ pháp luật mà cơ sở trợ giúp xã hội tham gia.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh