Chủ thể và căn cứ thực hiện hoạt động xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Chủ thể và căn cứ thực hiện hoạt động xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật

Mức độ khuyết tật của người khuyết tật

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, có 03 mức độ khuyết tật:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ: Là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên

Để xác định một người thuộc nhóm khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật nhẹ thì cần phải thực hiện theo đúng quy trình xác định mức độ khuyết tật.

Các chủ thể thực hiện giám định, xác định mức độ khuyết tật

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng đề nghị xác định mức độ khuyết tật. Tức trong tất cả các trường hợp, chủ thể đầu tiên thực hiện hoạt động xác định mức độ khuyết tật luôn là Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Trong trường hợp Hội đồng giám định y khoa thực hiện hoạt động xác định khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/06/2012, thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, quyết định mức độ khuyết tật của người được giám định.

Hội đồng giám định y khoa

Theo Khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, Hội đồng giám định y khoa thực hiện xác định mức độ khuyết tật trong 03 trường hợp sau:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật

- Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác

Theo đó, đây đều là các trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đã thực hiện hoạt động xác định mức độ khuyết tật, nhưng không thể xác định mức độ khuyết tật hoặc có kết luận về mức độ khuyết tật của đối tượng đề nghị xác định, nhưng có dấu hiệu không đúng. Tức là, Hội đồng giám định y khoa chỉ là chủ thể thứ hai thực hiện xác định mức độ khuyết tật. Trong trường hợp Hội đồng giám định y khoa chỉ thực hiện xác định khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/06/2012, thì Hội đồng giám định y khoa không được tự đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật mà kết luận của Hội đồng giám định y khoa chỉ có giá trị là căn cứ để Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ra quyết định về mức độ khuyết tật.

Căn cứ xác định mức độ khuyết tật

Đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện toàn bộ hoạt động xác định mức độ khuyết tật

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào 02 yếu tố sau để xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật:

- Quy định của pháp luật về phân loại tật và mức độ khuyết tật của người khuyết tật. Cụ thể: Các dạng tật và mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật như thế nào?

- Quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Thực hiện kiểm tra, quan sát với đúng đối tượng, người khuyết tật cần được xác định mức độ khuyết tật một cách trực tiếp.

- Sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định (Bộ câu hỏi được Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua)

Đối với trường hợp Hội đồng giám định y khoa thực hiện xác định mức độ khuyết tật

Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào các mức được quy định theo pháp luật để xác định mức độ khuyết tật, kết luận về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động, và đưa ra kết luận mức độ khuyết tật dựa trên các căn cứ này.

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên các căn cứ sau trong trường hợp Hội đồng giám định y khoa có kết luận trước ngày 01/06/2012.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng đối với các trường hợp được Hội đồng giám định y khoa kết luận không có khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

- Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%

- Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư