2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
“Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.”
Đây là trung tâm được thành lập và hoạt động hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, thực hiện chức năng hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp, bao gồm 02 loại là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập (là đơn vị sự nghiệp công lập)
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập
Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được ghi nhận trong Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời cũng được nêu trong Điều lệ của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ và giám sát các nhiệm vụ, chức năng của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Nếu không đáp ứng đủ các nhiệm vụ, chức năng theo quy định, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải giải thể.
Theo Điều 3 Thông tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có 05 chức năng, nhiệm vụ sau:
- Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tiếp nhận khách hàng (đối tượng sử dụng dịch vụ của trung tâm) là người khuyết tật. Để xác định người khuyết tật phù hợp với chương trình giáo dục, phương thức giáo dục nào, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần phải có nhân viên thực hiện nghiệp vụ phát hiện khuyết tật (xác định thông qua Giấy chứng nhận hoặc qua quá trình quan sát, kiểm tra).
- Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp: Các biện pháp can thiệp này là các biện pháp tác động tư tưởng đối với người khuyết tật và gia đình để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp (giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập, giáo dục chuyên biệt). Biện pháp can thiệp đối với gia đình bao gồm tác động tâm lý, thuyết phục, tuyên truyền kiến thức về giáo dục người khuyết tật.
- Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp: Tư vấn các điều kiện và định hướng các điều kiện này cho người khuyết tật, gia đình của người khuyết tật, thuyết phục người khuyết tật tham gia học tập trong môi trường phù hợp với khả năng và định hướng.
- Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng: Hỗ trợ người khuyết tật tham gia các chương trình đào tạo, chương trình nghiên cứu, học tập tại cơ sở giáo dục, trong gia đình, cộng đồng thông qua việc tổ chức giáo dục, hướng dẫn tự giáo dục hoặc thúc đẩy giáo dục chung.
- Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật: Cung cấp các nội dung được soạn theo tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các thiết bị đảm bảo an toàn, sức khỏe của người khuyết tật sử dụng, các tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật (ví dụ: người bị khuyết tật nhìn thì sử dụng chữ nổi, người bị khuyết tật nghe sử dụng máy trợ thính, được giảng dạy thông qua ngôn ngữ tay).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh