2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí đủ điều kiện trở thành đối tượng bảo trợ xã hội), chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng đó có nơi cư trú, sinh sống, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt cơ bản cho các đối tượng này.
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư số Thông tư số 33/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:
- Giám đốc: Là người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, tức là người chịu trách nhiệm điều hành các công việc hàng ngày của cơ sở, cũng là người đại diện theo pháp luật của cơ sở, nếu trong cơ sở trợ giúp xã hội công lập thì còn là công chức.
- Phó Giám đốc: Người trợ giúp các công việc cho Giám đốc và cũng có quyền quản lý, điều hành cơ sở dựa trên các quyền hạn mà Giám đốc trao cho.
a. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo nhóm công việc cơ bản sau:
- Hành chính - Tổng hợp: Bộ phận thực hiện các thủ tục tiếp nhận đối tượng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động quản lý nội bộ trong cơ sở trợ giúp xã hội
- Công tác xã hội và phát triển cộng đồng: Bộ phận thực hiện các hoạt động công tác xã hội, phát triển cộng đồng đối với các đối tượng của cơ sở trợ giúp xã hội, và các đối tượng khác ngoài xã hội.
- Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn: Bộ phận tiếp nhận các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp, hoặc chăm sóc các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp các đối tượng rơi vào tình trạng khẩn cấp về sức khỏe và cần được cấp cứu
- Y tế - Phục hồi chức năng: Bộ phận thực hiện hoạt động chăm sóc y tế cho các đối tượng, nhân viên, người lao động trong cơ sở trợ giúp xã hội. Tùy vào loại hình hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội, bộ phận y tế được cung cấp các thiết bị phục hồi chức năng phù hợp cho đối tượng của cơ sở trợ giúp xã hội.
- Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định: Cơ quan có thẩm quyền dựa vào thực tế để phát triển các phòng, khoa khác phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các đối tượng được chăm sóc.
Chú ý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã) căn cứ vào nhiệm vụ, quy mô, số lượng đối tượng phục vụ và số lượng công chức, viên chức và người lao động để quy định cơ cấu tổ chức thành các phòng, khoa hoặc bộ phận cho phù hợp, bảo đảm không làm tăng số phòng hiện có, không làm tăng số lượng người làm việc hiện có của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định trong trường hợp cần thiết.
b. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tham khảo cơ cấu tổ chức chung của cơ sở trợ giúp xã hội công lập để quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh