2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội sau khi hoàn thành thủ tục thành lập và được cấp phép hoạt động (hoặc thay đổi quyết định thành lập, giấy chứng nhận thành lập) phải thực hiện trách nhiệm công bố hoạt động tới các chủ thể khác. Mục đích của hoạt động công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội nhằm đảm bảo các đối tượng, chủ thể có liên quan biết được thông tin về cơ sở trợ giúp xã hội, tránh các hành vi vi phạm pháp luật xuất phát từ cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các chủ thể khác thông qua việc thiếu khả năng tiếp cận thông tin về cơ sở trợ giúp xã hội.
Về thời hạn, việc công bố hoạt động phải được cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, hoặc từ ngày được chấp thuận thay đổi quyết định thành lập hoặc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc thay đổi giấy phép hoạt động.
Về phương thức công bố hoạt động, cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành công bố liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở (trụ sở được nêu trong giấy chứng nhận thành lập cơ sở trợ giúp xã hội và giấy phép hoạt động).
Theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, trong trường hợp cơ sở trợ giúp xã hội mới thành lập (mới được cấp phép), nội dung công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội xã hội công lập và ngoài công lập bao gồm:
- Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có): Cần có đầy đủ tên bằng tiếng Việt, trong trường hợp có tên nước ngoài thì bổ sung tên nước ngoài, không thay thế tên tiếng Việt bằng tên nước ngoài, do cơ sở trợ giúp xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có): Các thông tin liên lạc đối với cơ sở trợ giúp xã hội. Các cơ sở trợ giúp xã hội không được trùng địa chỉ, điện thoại, email, website, vì vậy đây được coi là phương thức phân biệt giữa cơ sở trợ giúp xã hội này với cơ sở trợ giúp xã hội khác.
- Đối tượng phục vụ của cơ sở: Đối tượng phục vụ phụ thuộc vào loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
- Loại hình cơ sở, một trong các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội sau:
+ Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi
+ Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
+ Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật
+ Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội
+ Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật
- Các nhiệm vụ của cơ sở: Được nêu trong giấy chứng nhận và hồ sơ đề nghị
- Địa bàn hoạt động: Nêu rõ trong phạm vi huyện, tỉnh, hoặc liên tỉnh
- Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản: Nội dung chứng minh cơ sở trợ giúp xã hội là pháp nhân, có tài sản độc lập
- Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: Do người đại diện theo pháp luật là người cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự và tư cách đạo đức, cũng là người chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
- Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập: Xác định giấy chứng nhận thành lập, giấy phép hoạt động có giá trị.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh