2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhằm tạo điều kiện để người đang chấp hành án phạt tù có mục tiêu phấn đấu, cải tạo tốt để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể về thời điểm đặc xá gồm hai thời điểm để Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá; một là, đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; hai là, trong trường hợp đặc biệt. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định của pháp luật về đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.
Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Theo Điều 22 Luật đặc xá 2018 quy định như sau:
Điều 22. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này.
Có thể thấy, đối tượng áp dụng đặc xá trong trường hợp đặc biệt nhiều hơn đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước. Nếu đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước áp dụng cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì đặc xá trong trường hợp đặc biệt ngoài những đối tượng đó còn áp dụng đối với người bị kết án tù chung thân chưa được giảm xuống tù có thời hạn và người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.
Đồng thời do tính chất đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt không cần phải có đầy đủ các điều kiện của người được đề nghị đặc xá và có thể thuộc vào các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật đặc xá 2018.
Theo Điều 23 Luật đặc xá 2018 quy định trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt như sau:
1. Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gửi Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.
Điều 24 Luật đặc xá 2018 quy định thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt như sau:
1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật đặc xá 2018.
3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 20 của Luật đặc xá 2018.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh