2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
“Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.”
Đây là trung tâm được thành lập và hoạt động hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, thực hiện chức năng hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp, bao gồm 02 loại là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập (là đơn vị sự nghiệp công lập)
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập
Giải thể là trường hợp trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập chấm dứt sự tồn tại trong tình trạng vẫn còn đủ khả năng thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với các chủ thể khác. Việc giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần phải được xem xét và quyết định kỹ lượng vì một khi đã chấm dứt sự tồn tại, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không thể giải quyết các quyền và lợi ích cho chủ thể khác, không thể đem lại lợi nhuận cũng như có thể phát sinh ra nhiều vấn đề pháp lý khác.
Theo Điều 11 Thông tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có 05 điều kiện giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, bao gồm:
- Không còn chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật, được ghi nhận trong Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải tổ chức lại. Nếu trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không có chức năng, nhiệm vụ, nói cách khác không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được công nhận thì phải tiến hành giải thể.
- Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập: Các cơ quan có thẩm quyền ở đây là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tào, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các nhiệm vụ được nêu trong Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời được nêu rõ hằng năm trong nhiệm vụ mà Sở Giáo dục và Đào tạo giao. Trong 03 năm liên tiếp, nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả (không phục vụ đủ số lượng, nhu cầu của người khuyết tật, không đáp ứng được hoạt động giáo dục cho các đối tượng) theo đánh giá của cơ quan Nhà nước, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải giải thể.
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: Trong quá trình hoạt động, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, điều hành, tổ chức, hoạt động vượt mức xử phạt hành chính cao nhất, thì bị xem xét giải thể.
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ trong thời hạn theo quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo để khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ. Quá thời hạn này, nếu vẫn không thể khắc phục các điều kiện cần thiết, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không đủ điều kiện để hoạt động, dẫn đến giải thể.
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Đây là trường hợp tự nguyện giải thể, ngay cả khi trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập vẫn đủ tất cả các điều kiện để có thể tiếp tục hoạt động, hoặc theo quy hoạch mạng lưới tổ chức trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (một trong các điều kiện tiên quyết để thành lập và hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập), tức nếu quy hoạch mạng lưới tổ chức trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thể hiện sự hoạt động của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là không cần thiết thì trung tâm được giải thể.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh