2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
“Điều 31. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.”
Đây là trung tâm được thành lập và hoạt động hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, thực hiện chức năng hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động học tập, nghiên cứu trong môi trường giáo dục, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp, bao gồm 02 loại là trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập (là đơn vị sự nghiệp công lập)
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập
Theo Điều 7 Thông tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có 04 điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập:
- Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trong đó xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: Đề án được lập bởi cơ quan hoặc các thành viên sáng lập của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trong đề án nêu rõ các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Đề án được trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xét duyệt.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Giáo dục và đào tạo phê duyệt trên địa bàn cấp tỉnh. Tại địa điểm phát triển cơ sở giáo dục, không cần quá nhiều trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, ngược lại, tại địa điểm ít cơ sở giáo dục có nhiều đối tượng là người khuyết tật đang sinh sống thì cần phải thành lập và hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để giúp đỡ người khuyết tật trong hoạt động giáo dục.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật: Các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần phải có trụ sở, quyền sử dụng đất nơi đặt trụ sở để xác định trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là một pháp nhân. Các trang thiết bị cần thiết ban đầu phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản để phục vụ người khuyết tật. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cũng phải có nguồn nhân sự bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Kinh phí hoạt động do Nhà nước (trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập) hoặc các thành viên sáng lập đóng góp hoặc các nguồn kinh phí khác.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm: Các thành viên là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải là những người có trình độ chuyên môn (hoặc kỹ thuật) về giáo dục người khuyết tật, người khuyết tật. Đối với các bộ quản lý, giáo viên, cần phải được đào tạo, có trình độ học vấn phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập, hưởng giáo dục của người khuyết tật. Đối với nhân viên, người này cần phải có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực, bộ phận, đặc biệt nếu liên quan đến người khuyết tật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh