2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế là các cá nhân:
- Tham gia các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc: Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ
- Bảo vệ Tổ quốc: Thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại biên giới, khu vực trọng yếu, khu vực biển đảo, thậm chí ở nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc.
- Làm nghĩa vụ quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giao. Các nhiệm vụ này liên quan đến trách nhiệm của Việt Nam trên quốc tế.
Theo Điều 35 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế có các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Từng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế: Thời gian tham gia kháng chiến dân tộc trong thời kỳ kháng chiến (kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân trong các giai đoạn chiến tranh biên giới, hậu chiến tranh tại các vùng biên giới, biển đảo; làm nhiệm vụ quốc tế theo quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thời gian thực hiện nhiệm vụ quốc tế không phải, không bao gồm nghỉ dưỡng, chữa bệnh)
- Được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng: Trên thực tế, một người phải đáp ứng đầy đủ một trong các điều kiện trên (tức phải từng tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc, hoặc từng tham gia bảo vệ Tổ quốc, hoặc từng làm nghĩa vụ quốc tế) thì mới được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng. Ngoài các tiêu chuẩn trên thì có các tiêu chuẩn riêng để được truy tặng hoặc phong tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng:
Đối với Huân chương Kháng chiến thì được phong tặng hoặc truy tặng cho các đối tượng:
+ Cán bộ, chiến sĩ trong các Lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an)
+ Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể, kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong (trong khoảng thời gian từ ngày 20/07/1954 đến ngày 30/04/1975)
+ Cán bộ cấp xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự về và dân quân du kích
+ Những người không là cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong kháng chiến
Đối với Huân chương Chiến thắng, phong tặng hoặc truy tặng cho:
+ Huân chương Chiến thắng hạng nhất: Cán bộ cấp đại đoàn hoặc tương đương (giữ chức vụ một năm trở lên trong thời kỳ kháng chiến), cán bộ cấp trung đoàn hoặc tương đương (giữ chức vụ liên tục 05 năm trở lên trong thời kỳ kháng chiến)
+ Huân chương Chiến thắng hạng nhì: Cán bộ cấp đại đoàn hoặc tương đương trở lên (giữ chức vụ chưa được 01 năm trong thời kỳ kháng chiến); cán bộ cấp trung đoàn và cấp tiểu đoàn hoặc tương đương trở lên (giữ chức vụ được 01 năm trở lên); Cán bộ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên (giữ chức vụ ấy 05 năm trở lên trong thời kỳ kháng chiến)
+ Huân chương Chiến thắng hạng ba: Cán bộ cấp trung đoàn, tiểu đoàn hoặc tương đương các cấp đó (giữ chức vụ chưa được 01 năm trong thời kỳ kháng chiến); cán bộ cấp trung đội và tiểu đội hoặc tương đương (giữ chức vụ ấy được 01 năm trong thời kỳ kháng chiến); cán bộ cấp tiểu đội và chiến sĩ (05 năm tuổi quân trở lên).
Hiện nay, đã ngừng trao tặng Huân chương Kháng chiến và Huân chương Chiến thắng. Huân chương Kháng chiến và Huân chương Chiến thắng có giá trị chứng minh nhóm đối tượng. Những người có Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng được hưởng chế độ ưu đãi dành cho nhóm đối tượng này.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh