2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
2. Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh
Theo Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một người để được công nhận là thương binh cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc các đối tượng có thể được công nhận là thương binh: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Mức độ thương tật/tỷ lệ tổn thương cơ thể: Từ 21% trở lên
- Thuộc các trường hợp được công nhận là thương binh, trong đó:
2.5. Làm nghĩa vụ quốc tế
Làm nghĩa vụ quốc tế là những người được Nhà nước Việt Nam cử đi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế mà Việt Nam đồng ý và có trách nhiệm thực hiện. Theo đó, những người làm nghĩa vụ quốc tế cũng thực hiện các trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng, bị thương, bị bệnh vì trách nhiệm này, do đó được công nhận là thương binh.
Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt làm nghĩa vụ quốc tế và thực hiện các hoạt động khác không phải nghĩa vụ quốc tế: học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghĩ, làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động không được coi là thực hiện nhiệm vụ quốc tế.
Để công nhận một người đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế, cần phải có chỉ đạo, quyết định phân công nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quốc tế của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân đó.
2.6. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh
Hành động dũng cảm là hành động thực hiện những công việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân mặc dù biết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Công việc cấp bách nguy hiểm là công việc cần phải được giải quyết gấp, không thể chậm trễ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người thực hiện.
Theo đó, người dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ cho quốc phòng an ninh là người đã không màng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình thế cần phản ứng và thực hiện hành động nhanh. Hành động này được coi là đáng được tôn vinh và noi gương. Đối với các cá nhân trong lực lượng vũ trang vì thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ cho quốc phòng an ninh là mà bị thương với mức độ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được công nhận là thương binh
2.7. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm
Các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm bao gồm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
Các nhiệm vụ này tuy không phải đối đầu trực tiếp với kẻ địch hay mối quy hại bất chợt nhưng có thể gây chết người, thương tích cho những người tham gia huấn luyện và được huấn luyện, diễn tập. Ví dụ như trường hợp máy bay rơi trong quá trình tập luyện của phi công. Trong các trường hợp này, cá nhân tham gia huấn luyện, được huấn luyện, diễn tập bị thương (có mức độ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên) thì đều được công nhận là thương binh.
2.8. Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định
Các tai nạn ở đây có thể là các tai nạn do địch, tội phạm gây ra hoặc đơn giản là các tai nạn xuất phát từ địa hình hiểm trở, môi trường nguy hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây ra (do khu vực biên giới Việt Nam có địa hình hiểm trở, khu vực biển đảo biệt lập có điều kiện khó khăn). Những người trong lực lượng vũ trang thuộc trường hợp này, có tổn thương cơ thể từ 21% trở lên, được công nhận là thương binh.
2.9. Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm
Các hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh xã hội, sự an toàn của các cá nhân trong xã hội, được ghi nhận trong pháp luật về hình sự và có mức xử phạt tương ứng. Những người trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn tội phạm và bị thương trong quá trình thực hiện các hoạt động này được ghi nhận là thương binh.
2.10. Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội
Dũng cảm cứu người (như cứu nhiều người trong trận lũ), cứu tài sản của Nhà nước như tài sản chung, tài sản công cộng, tài sản có giá trị di sản,…, và các chủ thể khác không thể thực hiện, không dễ dàng thực hiện.
Các hành động này mang tính chất truyền cảm hứng cao, có ý nghĩa, được tôn vinh là lan tỏa trong xã hội nên có thể coi là các hành động nổi bật trong việc thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh