2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Các cơ sở này thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng này có nơi cư trú, sinh sống, đảm bảo các đối tượng này được đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt cơ bản, khả năng duy trì cuộc sống tại các cơ sở này.
Để có thể hoạt động trợ giúp xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội cần thỏa mãn nhiều điều kiện, trong đó có môi trường, vị trí, cơ sở vật chất và nhân viên trong cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo Điều 24 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, có 04 tiêu chuẩn về cơ sở vật chất đối với cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
a. Diện tích đất tự nhiên (diện tích đất thực tế mà cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện xây dựng cơ sở, phục vụ cho hoạt động trợ giúp xã hội):
- Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn
- Bình quân 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị
Theo đó, nếu một cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận 20 đối tượng để chăm sóc, nuôi dưỡng thì ở khu vực nông thôn thì cơ sở này phải có diện tích đất tự nhiên tối thiểu là 600 m2, ở khu vực thành thị thì cơ sở này phải có diện tích đất tự nhiên tối thiểu là 200 m2. Không gian tiêu chuẩn đủ để cho các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội có đủ môi trường, điều kiện không khí, tiếp xúc với các cá nhân khác, để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần cho các đối tượng.
Riêng đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo:
- Tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị
- Tối thiểu 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi
Nguyên nhân là do cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần có nhóm đối tượng phục vụ là người tâm thần (đối tượng cần được ở trong không gian thoáng, và không được tự do tiếp xúc với nhiều đối tượng khác).
b. Diện tích phòng ở của các đối tượng bảo trợ xã hội
Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng (không phân biệt khu vực thành thị, nông thôn).
Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày (như người tâm thần, người rối trí,…), diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng.
Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng, như giường, đệm, chăm, cốc nước, và các dụng cụ, thiết bị sinh hoạt cơ bản khác.
c. Khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của các các bộ, nhân viên
Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện). Theo đó, mỗi khu có chức năng riêng, không gộp các khu vào cùng nhau để đảm bảo an toàn, vệ sinh chung cho các đối tượng cũng như các cá nhân nhân viên, người lao động tại cơ sở trợ giúp xã hội.
c. Các công trình, các trang thiết bị của cơ sở trợ giúp xã hội
Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Ví dụ: Người cao tuổi cần các các thiết bị, dụng cụ trợ giúp đi lại, sinh hoạt, trẻ em cần cần đồ chơi, đồ dùng cá nhân không phải vật sắc nhọn, dễ sử dụng,…
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh