2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” là một trong những danh hiệu vinh danh nhà nước được Nhà nước tặng cho các cá nhân khi đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày đối tượng và tiêu chuẩn tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ theo Điều 58 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng 2005 quy định như sau:
Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
- “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;
- "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” ;
- “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
- “Anh hùng Lao động” ;
- “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
- “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
- “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
- “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.”
Căn cứ theo Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật Thi đua, khen thưởng 2013 sửa đổi, bổ sung và Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định đối tượng và tiêu chuẩn tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” như sau:
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan.
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên;
+ Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.
Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên;
+ Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương”.
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.
Như vậy, theo quy định danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh