2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là cơ sở là pháp nhân hoạt động hợp pháp. Pháp nhân giải thể được coi là chấm dứt sự tồn tại của tổ chức hoạt động độc lập (về tài sản, có tài khoản riêng, có trụ sở riêng, có khả năng đại diện chính mình tham gia quan hệ pháp luật) trong các quan hệ pháp luật.
Theo đó, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là chấm dứt sự tồn tại của cơ sở này trong các quan hệ pháp luật.
Trường hợp giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập cụ thể: Giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập trong trường hợp nào?
Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bao gồm các thành phần sau:
- Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở, trong đó có nêu rõ lý do đề nghị giải thể theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ
- Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý
- Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có)
- Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
Các thành phần trong hồ sơ thể hiện lý do, nguyên nhân giải thể, khả năng thanh toán, chi trả của cơ sở trợ giúp xã hội, các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan và các vấn đề cần được giải quyết liên quan.
Số lượng bộ hồ sơ cần phải nộp là 01 bộ.
Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ:
a. Đối với các trường hợp cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập; cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương; trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Đây là các trường hợp cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bắt buộc phải giải thể (cưỡng chế giải thể), do đó, trình tự, thủ tục giải thể xuất phát từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 1: Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương phối hợp với cơ sở có văn bản đề nghị giải thể cơ sở gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tùy theo thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội), kèm theo hồ sơ đề nghị giải thể (hồ sơ được nêu ở phần trên).
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện một trong hai phương án sau:
+ Có quyết định giải thể
+ Có văn bản trả lời về việc không đồng ý giải thể cơ sở trợ giúp xã hội và nêu rõ lý do
Cơ sở trợ giúp xã hội không được tự động giải thể cho đến khi nhận được quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được quyết định giải thể, cơ sở trợ giúp xã hội phải thực hiện các nghĩa vụ đối với các chủ thể khác trong các quan hệ pháp luật và phải hoàn thành các nghĩa vụ này trước khi chính thức giải thể.
b. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đề nghị giải thể
Đây là trường hợp chủ thể thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tự nguyện giải thể cơ sở mà không có sự ép buộc từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở nộp hồ sơ đề nghị giải thể (hồ sơ đề nghị giải thể được nêu trên) lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết giải thể.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết giải thể cơ sở trợ giúp xã hội là cơ quan có thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp xã hội: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với các cơ sở liên huyện, liên tỉnh; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối với cơ sở hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh)
Bước 2: Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện một trong hai phương án sau:
+ Có quyết định giải thể
+ Có văn bản trả lời về việc không đồng ý giải thể cơ sở trợ giúp xã hội và nêu rõ lý do
Cơ sở trợ giúp xã hội không được tự động giải thể cho đến khi nhận được quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được quyết định giải thể, cơ sở trợ giúp xã hội phải thực hiện các nghĩa vụ đối với các chủ thể khác trong các quan hệ pháp luật và phải hoàn thành các nghĩa vụ này trước khi chính thức giải thể.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh