2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 15 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bao gồm 06 thành phần sau:
a. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ
b. Phương án thành lập cơ sở:
Phương án thành lập cơ sở là phương án sử dụng để thực hiện các điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội trong thời gian đầu khi mới thành lập, bao gồm một số nội dung quan trọng như:
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động
- Phương án về nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm
- Kinh phí hoạt động
- Trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để cơ sở trợ giúp xã hội hoạt động
- Phương án tổ chức và lộ trình triển khai hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
c. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ
d. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở
Cơ sở trợ giúp xã hội phải đáp ứng điều kiện về quyền sử dụng đất, do cơ sở trợ giúp xã hội là một tổ chức hiện hữu với tư cách pháp nhân, nên phải có trụ sở, đồng thời phải có quyền sử dụng đất đối với nơi đặt trụ sở, để hoạt động lâu dài.
e. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên
Phiếu lý lịch tư pháp của những người góp vốn và thành lập cơ sở trợ giúp xã hội nhằm xác định các chủ thể sáng lập cũng như tư cách của các nhà sáng lập khi tham gia thành lập cơ sở trợ giúp xã hội.
g. Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên
- Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. Riêng đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài, bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự (chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài lueeuj đó được công nhận và sử dụng ở Việt Nam)
Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở trợ giúp xã hội
- Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội và giải quyết:
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các cơ sở trợ giúp xã hội có phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương
- Phương thức nộp hồ sơ:
+ Nộp 01 bộ hồ sơ
+ Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội đối với trường hợp đăng ký mới. Trong trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập phải có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh