2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là danh hiệu cấp Nhà nước dùng để xét tặng hoặc truy tặng, nhằm tri ân những người đã sinh ra, nuôi dưỡng liệt sĩ - những người có công lớn với đất nước. Người được công nhận là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được hưởng nhiều ưu đãi về phúc lợi xã hội cũng như nhận được sự kính trọng, biết ơn từ Đảng, Nhà nước, cá nhân tham gia trong xã hội.
Hoạt động phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” dành cho những đối tượng đủ điều kiện được nhận danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và còn sống.
Hoạt động truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” dành cho đối tượng đủ điều kiện được nhận danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” nhưng đã chết.
Theo đó, chế độ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng danh hiệu là chế độ đối với người có công, được người hưởng chế độ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, còn chế độ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được truy tặng chủ yếu dành cho thân nhân của Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Theo Điều 12 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi của Bà mẹ Việt Nam anh hùng (được phong tặng danh hiệu) bao gồm các thành phần sau:
- Bản khai cá nhân (bản khai nêu rõ thông tin cá nhân như tên, tuổi, lý lịch, người thân, mối quan hệ với liệt sĩ,…) được viết theo Mẫu BM1 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bản sao Quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (nhằm chứng minh đối tượng thuộc nhóm “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và đủ điều kiện hưởng chế độ ưu đãi dành cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng).
- Quyết định trợ cấp hằng tháng và trợ cấp người phục vụ (theo Mẫu BM3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
3. Thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng danh hiệu
Bước 1: Lập và nộp hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi lên cơ quan có thẩm quyền
- Chủ thể lập hồ sơ: Bà mẹ Việt Nam anh hùng lập bản khai cá nhân + bản sao Quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, kiểm tra hồ sơ
- Thời hạn thực hiện hoạt động xác nhận, kiểm tra hồ sơ: 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã trả hồ sơ cho đối tượng nộp.
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi bản khai và bản sao của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Thời hạn thực hiện hoạt động xác nhận, kiểm tra hồ sơ: 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
- Trách nhiệm: Lập danh sách + bản khai, bản sao Quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” gửi lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra Quyết định phụ cấp hằng tháng và trợ cấp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Thời hạn thực hiện ra Quyết định: Trong 10 ngày kể từ khi nhận được danh sách + bản khai, bản sao Quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Trong trường hợp Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hưởng phụ cấp hằng tháng mà chưa hưởng trợ cấp người phục vụ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định bổ sung trợ cấp người phục vụ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh