2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội quần chúng, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Đây là tổ chức với các hoạt động nhân đạo đưa vào cộng đồng, thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khỏe; sơ cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Theo đó, để quản lý các hoạt động này một cách đồng bộ và thống nhất thì cần thiết phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác theo Điều 10 Luật Hoạt động chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 (Sau đây được gọi tắt là Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008).
Căn cứ theo Điều 2 Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008 quy định như sau:
“Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.”
Theo đó, hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
Hiến máu là cho đi những giọt máu trong cơ thể một cách tình nguyện nhằm giúp đỡ, chia sẻ cho những bệnh nhân cần đến nó. Hiến máu nhân đạo là một hành động cao cả, thể hiện được tính thiện nguyện và truyền thống thương người, lá lành đùm là rách của dân tộc Việt Nam.
Khoản 2 Điều 10 Luật Hoạt động chữ thập đỏ quy định như sau:
“2. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.”
Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã quy định:
“Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Hiến mô, hiến tạng là một trong những ón quà quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho ai đó. Đối với hàng ngàn người, sự sống hay cái chết đang phụ thuộc vào sự tử tế, lòng nhân ái của người lạ. Các bộ phận có thể được cấy ghép là tim, thận, gan, phổi, tuyến tụy và tuyến ức. Mô cấy ghép được bao gồm xương, gân, giác mạc, da, van tim, dây thần kinh và mạch máu. Trên thế giới, thận là cơ quan thường được cấy ghép nhất, tiếp theo là gan, sau đến tim. Giác mạc và cơ xương là mô được cấy ghép phổ biến nhất. Số ca cấy ghép các mô này cao hơn số ca cấy ghép nội tạng khác hơn 10 lần.
Người hiến tặng nội tạng có thể đang sống, chết não. Hầu hết mọi người đều có thể hiến tặng nội tạng và mô - không có giới hạn về tuổi tác trong việc hiến tặng. Mô được lấy từ những người hiến tạng bị chết, hay chết não tối đa 24 giờ sau khi tim ngừng đập. Không giống như những cơ quan khác, hầu hết các mô (trừ giác mạc) có thể được bảo quản và lưu giữ tối đa là 5 năm.
Hiến xác là việc một người tự nguyện hiến xác của mình sau khi chết cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh