2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Huy chương là vật phẩm chúng ta thường nghe thấy trong các buổi lễ trao thưởng cuộc thi thể thao, tuyên dương các thành tích, buổi lễ khen thưởng cho các cá nhân hay tập thể hoạt động tích cực nhằm tôn vinh những người đã có sự nổ lực hoạt động xây đựng và bảo vệ đất nước, tham gia các phong trào thể thao đạt giải thưởng, khích lệ tinh thần cá nhân tổ chức trong công các cuộc thi ở nhiều lĩnh vực khác. Là biểu tượng trang trọng thể hiện niềm tự hào, vinh dự của người được nhận.Vậy huy chương là gì. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này theo quy định của pháp luật.
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Căn cứ theo Điều 52 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 và Luật Thi đua, khen thưởng 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về huy chương như sau:
Điều 52
“Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.”
Huy chương gồm:
+ "Huy chương Quân kỳ quyết thắng";
+ "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc";
+ "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
+ "Huy chương Hữu nghị".
- Hình thức các loại, hạng huy chương được phân biệt bằng màu sắc, số vạch trên dải và cuống huy chương.
Huy chương gồm có thân huy chương và dải huy chương. Thân huy chương thường được làm từ kim loại thường thấy là hình tròn, hình bầu dục, hình ngôi sao trạm khắc, trang trí tinh xảo hình tượng thể hiện tinh thần cuộc thi. Dải huy chương dài làm từ vải tạo thành hình vòng, có nhiều màu khác nhau. Thứ hạng của huy chương được phân biệt bằng màu sắc, chất liệu kim loại (vàng, bạc, đồng), số vạch có trên dải và cuống huy chương.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh