2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí đủ điều kiện trở thành đối tượng bảo trợ xã hội), chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng đó có nơi cư trú, sinh sống, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt cơ bản cho các đối tượng này.
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là kinh phí để duy trì các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội. Các nguồn kinh phí của cơ sở trợ giúp xã hội xuất phát chủ yếu từ các chủ thể thành lập các cơ sở này. Vì vậy có sự khác biệt giữa kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.
Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập bao gồm:
- Nguồn Ngân sách nhà nước cấp: Do cơ sở trợ giúp xã hội công lập là cơ sở được thành lập bởi Nhà nước, nên hàng năm, Ngân sách Nhà nước vẫn dành một khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập, khoản chi này được phân bổ về cho từng địa phương có cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
- Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện: Ngoài cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng tự nguyện (người có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc có mong muốn người thân sử dụng dịch vụ) và thu phí dịch vụ. Phí dịch vụ được công khai, thống nhất.
- Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội: Các đối tượng được chăm sóc, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể tham gia sản xuất, hòa nhập cộng đồng ở một mức độ nhất định, đảm bảo sức khỏe cho các đối tượng này. Cơ sở trợ giúp xã hội tổ chức cho các cá nhân được lao động, hoặc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các đối tượng khác nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của các đối tượng vừa tăng thu nhập của cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài: Nguồn hỗ trợ từ các chủ thể trong xã hội, không phải là nguồn kinh phí thường xuyên, tuy nhiên cũng là phần quan trọng để duy trì hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật
Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bao gồm:
- Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội: Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức (tồn tại hợp pháp). Các cá nhân, tổ chức này tiến hành góp vốn và trở thành nhà sáng lập của cơ sở trợ giúp xã hội. Vì vậy, nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội ở đây là nguồn vốn góp của các chủ thể này.
- Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài: Tương tự như đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập, là nguồn thu không thường xuyên và do nhiều chủ thể, đối tượng khác nhau trong xã hội hỗ trợ.
- Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện: Phí dịch vụ công khai đối với các cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập mà không thuộc các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội: Phần hỗ trợ này không lớn bằng phần hỗ trợ cho cơ sở trợ giúp xã hội công lập (không phải nguồn kinh phí chính), cũng không phải phần hỗ trợ thường xuyên.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh