2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009:
“Điều 10. Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi
1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.”
Theo đó, hoạt động phụng dưỡng bao gồm:
- Chăm dưỡng, chăm sóc thể chất: Thực hiện chăm sóc về vật chất cho người cao tuổi như đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, chăm sóc sức khỏe cơ bản (sử dụng tài sản của cá nhân chăm sóc)
- Chăm sóc tinh thần: Tạo điều kiện (về vật chất và tinh thần) để người cao tuổi có thể tham gia các vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập theo ý nguyện của người cao tuổi.
- Cấp dưỡng: Thực hiện trách nhiệm cung cấp tiền, tài sản cho người cao tuổi để người cao tuổi có thể sử dụng trong sinh hoạt, phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
Chủ thể thực hiện trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi bao gồm:
- Con của người cao tuổi (con đẻ, con nuôi, con riêng)
- Cháu của người cao tuổi (cháu nội, cháu ngoại)
- Người khác có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng (trong trường hợp không có hai nhóm chủ thể trên, hoặc người thuộc hai nhóm chủ thể trên không có khả năng cấp dưỡng, nuôi dưỡng do không đủ khả năng tài chính, không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay không có khả năng lao động và tự chăm sóc bản thân)
Theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được thực hiện như sau:
a. Đối với người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi
- Tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp và điều kiện sức khỏe, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết: Người cao tuổi được quyền lựa chọn ở riêng hoặc ở với con, cháu, nếu người cao tuổi ở với con cháu thì những người con cháu này có trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi, những người có nghĩa vụ phụng dưỡng mà người cao tuổi không ở cùng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên cho người cao tuổi. Khi người cao tuổi chết, các chủ thể này phải cùng nhau tổ chức mai tàng, cùng chi trả các chi phí mai táng cho người cao tuổi.
- Cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi: Một người cao tuổi có nhiều người con, cháu, những người này đều có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng như nhau, do vậy phải hợp tác, sản sẻ nhau trong việc phụng dưỡng người cao tuổi, không được dồn trách nhiệm phụng dưỡng cho riêng một và một số chủ thể.
b. Đối với tổ chức, cá nhân không phải chủ thể có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng
Tổ chức, cá nhân không phải chủ thể có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng được khuyến khích tham gia phụng dưỡng người cao tuổi. Tức các chủ thể này không bắt buộc phải tham gia phụng dưỡng người cao tuổi, nhưng được khuyến khích hỗ trợ người có nghĩa vụ và quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng của người đó. Đồng thời, những cá nhân, tổ chức có điều kiện có thể hỗ trợ người cao tuổi gặp khó khăn, không nơi nương tựa được khuyến khích giúp đỡ các đối tượng này qua các hình thức khác nhau (như hỗ trợ tiền, hiện vật, đưa người cao tuổi không có người thân nương tựa đến trung tâm bảo trợ xã hội,…).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh