2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đây là một lĩnh vực pháp luật thuộc nhóm chính sách – xã hội. Ưu đãi người có công với cách mạng là phần tri ân, biết ơn của Nhà nước Việt Nam, các cá nhân, tổ chức Việt Nam đối với các cá nhân, thân nhân của các cá nhân có công trong quá trình thành lập Nhà nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên quá trình thực hiện ưu đãi người có công vẫn có thể xảy ra những sai phạm, vi phạm, ảnh hưởng chính đến các quyền lợi của những người có công.
Theo Điều 7 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 04 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng:
Người có nhu cầu được hưởng chế độ ưu đãi cho người có công hoặc thân nhân của người có công với cách mạng đều phải nộp hồ sơ (các thành phần trong hồ sơ chứng minh các điều kiện mà người này đáp ứng để được hưởng ưu đãi cho người có công, thân nhân người có công) lên cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội.
Các hành vi khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của các cá nhân đủ điều kiện được hưởng ưu đãi, cũng như (đã thực hiện hoặc có ý định thực hiện) trục lợi từ tiền từ Ngân sách Nhà nước sử dụng cho phần ưu đãi cho người có công, thân nhân người có công.
Hành vi này khác hành vi trên ở chủ thể thực hiện: Người thực hiện các hành vi này phải là người có chức vụ, quyền hạn đủ để có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn này để vi phạm pháp luật, làm trái quy định, gây thiệt hại đến lợi ích của người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và Nhà nước.
Việc làm trái quy định có thể là bao che, thông đồng với người hành vi khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng hoặc tự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để được hưởng các ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Tùy theo tính chất, mức độ, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Đây cũng là các hành vi chỉ có thể được thực hiện bởi các chủ thể quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đến ơn đáp nghĩa. Nhìn chung, hành vi này bị nghiêm cấm vì 02 lý do:
- Làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của những người trực tiếp hưởng ưu đãi cho người có công, thân nhân người có công dựa trên kinh phí thực hiện chính sách và Quỹ đền ơn đáp nghĩa
- Gây thất thoát nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước, sử dụng không đúng mục đích
Đối với các hành vi này tùy theo mức độ, có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Đây là hành vi có thể thực hiện ở cả chủ thể quản lý Nhà nước và chủ thể hưởng ưu đãi cho người có công, thân nhân người có công. Việc lợi dụng thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau (một cách đa dạng) như lợi dụng chính sách, thực hiện sai chính sách để có các quyền ưu tiên, trục lợi.
Tùy theo tính chất, mức độ hành vi, có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh