2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Căn cứ theo Điều 90 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao gồm:
Thứ nhất: Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục và hình thức theo quy định. Cụ thể là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Thứ hai: Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;
Chính sách là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên. Hiểu đơn giản là xây dựng những hoạt động, ưu tiên đối với tập thể, cá nhân được khen thưởng danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Thứ ba: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng được hướng dẫn bởi Điều 58 Nghị định 91/2017/N Đ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng;
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 59 Nghị định 91/2017/N Đ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Thứ năm: Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;
Có nhiều loại hình thức khen thưởng khác nhau như: huân chương, huy chương, danh hiệu vinh danh nhà nước,....Vì vậy, việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng phải đảm bảo vệc sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng cũng như đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
Thứ sáu: Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng;
Hợp tác quốc tế hoặc hợp tác giữa các quốc gia là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau.
Thứ bảy: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Đây là nội dung nhằm kiểm tra việc thực hiện pháp luật tập thể, cá nhân về các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Theo đó, tập thể, cá nhân được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định về thi đua, khen thưởng.
Thứ tám: Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Xử lý vi phạm pháp luật là xem xét, quyết định äp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh