2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cơ sở trợ giúp xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí đủ điều kiện trở thành đối tượng bảo trợ xã hội), chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng đó có nơi cư trú, sinh sống, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt cơ bản cho các đối tượng này.
Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
Theo Điều 8 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, cơ sở trợ giúp xã hội có các quyền hạn sau:
Những người có nhu cầu ở đây là:
- Người thuộc nhóm được bảo trợ xã hội
- Người được bảo vệ khẩn cấp
- Người có nhu cầu tư vấn về các vấn đề bảo trợ xã hội, chăm sóc các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội
Những người có nhu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội có thể yêu cầu cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp các dịch vụ này, nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật. Tức là:
- Cơ sở trợ giúp xã hội có chức năng thực hiện các dịch vụ mà người có nhu cầu yêu cầu (ví dụ: cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi thực hiện dịch vụ chăm sóc người cao tuổi)
- Thực hiện đúng các nghiệp vụ tương ứng với các dịch vụ mà cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp
- Các hoạt động dịch vụ được thực hiện một cách công khai, thể hiện rõ trong điều lệ và không vi phạm pháp luật.
Cơ sở trợ giúp xã hội có nhiều loại hình, mỗi loại hình có các chức năng khác nhau. Ví dụ: Cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi chỉ tiếp nhận và cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi, cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người khuyết tật chỉ tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật.
Trong các trường hợp đối tượng không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội theo Điều lệ của cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm từ chối thực hiện cung cấp dịch vụ cho các đối tượng yêu cầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về việc cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng khác với chức năng của cơ sở trợ giúp xã hội, trong các tình thế cấp thiết, khẩn cấp khi xảy ra thiên tai, địch họa, dịch bệnh,… hoặc các trường hợp cụ thể.
Các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng bao gồm các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ, các dịch vụ mà cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu, như:
- Chăm sóc sức khỏe, y tế cho các đối tượng
- Tham vấn, tư vấn tâm lý cho các đối tượng
- Hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng làm việc, giao lưu với xã hội
-…
Các quyền khác phụ thuộc vào các quan hệ pháp luật mà cơ sở trợ giúp xã hội tham gia.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh