Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

Người khuyết tật

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Theo đó, người khuyết tật là nhóm người yếu thế trong xã hội, bị khiếm khuyết và suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể dẫn đến tình trạng khó điều khiển các bộ phận này để hoạt động, sinh hoạt, lao động. Nhóm người này được hưởng nhiều chính sách xã hội để được chăm sóc và trở thành các đối tượng có ích cho xã hội dù khả năng vận động, làm việc bị hạn chế.

Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

Quyền của người khuyết tật

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, người khuyết tật có 04 quyền cơ bản sau:

- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội: Người khuyết tật được tham gia vào tất cả các hoạt động cộng đồng trong xã hội nếu đủ khả năng về sức khỏe, được tham gia học tập, lao động trong trường hợp đáp ứng đủ các yêu cầu để thực hiện các hoạt động này. Các đối tượng khác khi tham gia vào các hoạt động xã hội không được phân biệt đối xử với người khuyết tật.

- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng: Người khuyết tật có thể không cần sự trợ giúp từ cộng đồng, có thể tham gia mọi hoạt động trong xã hội nếu đủ sức khỏe. Bản thân người khuyết tật có thể tự lao động, làm việc, kiếm thêm thu nhập để có thể sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng như mọi công dân bình thường khác

- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội: Người khuyết tật thuộc nhóm người được bảo trợ xã hội, được miễn, giảm đóng góp cho các hoạt động cộng đồng do là nhóm người yếu thế, được hưởng chính sách xã hội phù hợp để khuyến khích lao động, học tập, làm việc, giảm thiểu các gánh nặng về tài chính đối với các đối tượng này.

- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật: Người khuyết tật được điều trị theo bảo hiểm y tế tại cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở y tế, được miễn, giảm học phí khi học văn hóa, học nghề, được đảm bảo hỗ trợ khi làm việc, lao động. Đồng thời, khi được trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ, người khuyết tật cũng được hỗ trợ về mức phí dịch vụ, chế độ ưu tiên về chỗ ngồi và nhiều ưu đãi khác.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật: Các quyền khác dựa vào tư cách chủ thể của người khuyết tật trong quan hệ pháp luật, các quyền chung của công dân Việt Nam.

Nghĩa vụ của người khuyết tật

Người khuyết tật có các nghĩa vụ chung giống như các cá nhân khác trong xã hội, là nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Theo đó, người khuyết tật cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện các nghĩa vụ của một công dân Việt Nam khi mang quốc tịch Việt Nam.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư