2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống: Người này phải tự viết bản khi về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Đối với trường hợp người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần: Đại diện người thân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm biên bản ủy quyền. Trong đó:
- Người thân của người có công với cách mạng (trong đó có người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945) là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi).
- Người thờ cúng thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Một trong những người con của liệt sĩ (trong trường hợp liệt sĩ có nhiều con và những người con còn lại ủy quyền hoặc trong trường hợp chỉ có một con thì không cần ủy quyền)
+ Người khác không phải con của liệt sĩ (con của liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ và thống nhất ủy quyền)
+ Một người được gia đình hoặc họ tộc ủy quyền (trong trường hợp liệt sĩ không có con hoặc có duy nhất một con những bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú)
- Biên bản ủy quyền ở đây là văn bản ủy quyền của các thành viên trong gia đình (người thân) cho một người thân trong gia đình hoặc văn bản ủy quyền của người thân (hoặc họ tộc) để người thờ cúng viết tờ khai.
(i) Thành phần hồ sơ
- Tờ khai (văn bản ủy quyền trong trường hợp người thân, người thờ cúng viết tờ khai thì cần có giấy ủy quyền).
- Giấy tờ chứng minh người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Cụ thể: Căn cứ xác nhận người đủ điều kiện để được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như thế nào?)
(ii) Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
- Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương (đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương quản lý)
- Ban Đảng, Ban Cán sự Đảng, Đảng Đoàn, Đảng Ủy (đối với người hoạt động cách mạng thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý)
- Tổng cục Chính trị (đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam)
- Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân)
Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền (nêu trên) xem xét hồ sơ:
- Trường hợp xác định người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đáp ứng đủ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận và chuyển quyết định công nhận (kèm hồ sơ mà cá nhân nộp) đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hoạt động cách mạng hoặc đại diện thân nhân, người thờ cúng đang cư trú.
- Trường hợp không đủ điều kiện để công nhận, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945) cùng với quyết định công nhận, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hoạt động cách mạng hoặc đại diện thân nhân, người thờ cúng đang cư trú ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh