2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 9 Thông tư số 33/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có 07 tiêu chuẩn về giáo dục và học nghề trong hoạt động trợ giúp xã hội, bao gồm:
Hoạt động phổ cập giáo dục được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009, tức phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quyết định, kế hoạch phổ cập của Nhà nước, đảm bảo các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội khi tiếp nhận các nhóm đối tượng đang trong độ tuổi phổ cập giáo dục phải giúp các đối tượng này được phổ cập giáo dục, theo học dựa trên các chương trình giáo dục cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (ngay tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đưa các đối tượng đến học tại các cơ sở đào tạo theo quy định).
Để các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội được học tập, đào tạo các kiến thức phổ thông, học nghề thì các cơ sở đào tạo chính quy phải tiếp nhận các đối tượng vào học tập. Ở đây bao gồm:
- Trường công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước thành lập, thực hiện nhiệm vụ đào tạo
- Trường dân lập: Đơn vị đào tạo do cá nhân, tổ chức thành lập và thực hiện chức năng đào tạo
- Cơ sở trợ giúp xã hội: Thực hiện một số hoạt động đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ và khả năng của cơ sở
Hoạt động này được thực hiện thường xuyên, hằng năm tại các cơ sở trợ giúp xã hội cũng như tại các trường học nói chung, nhằm nâng cao hiểu biết về đạo đức xã hội cũng như các kiến thức xã hội cơ bản để các đối tượng không mắc các bệnh xã hội, không vướng vào tệ nạn xã hội.
Các đối tượng được trợ giúp xã hội là các đối tượng yếu thế trong xã hội, vì vậy thường xuyên là nạn nhân của các tội phạm có hành vi khách quan như buôn bán người, lạm dụng, xâm hại, bóc lột. Hoạt động giáo dục cho các đối tượng được trợ giúp xã hội này phải bao gồm các kiến thức về tự vệ, phòng chống các nguy cơ có thể xảy đến đối với các đối tượng này.
Để hoạt động học tập được thực hiện một cách thuận lợi nhất, các đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở đào tạo cung cấp sách vở, tài liệu học tập và bố trí nơi học tập phù hợp (đạt các tiêu chuẩn cơ bản như có bàn học, thông thoáng, đủ ánh sáng, sạch sẽ).
Cơ sở trợ giúp xã hội, các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho các đối tượng được trợ giúp xã hội về việc lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng cá nhân (thành tích học tập, năng lực, mức học phí có thể chi trả,…) và điều kiện của địa phương (nhu cầu đối với các lao động tại địa phương).
Dựa vào năng lực của đối tượng (khả năng học tập, học nghề thông qua quá trình học trung học, cơ sở trợ giúp xã hội) và nhu cầu của thị trường (nhu cầu việc làm của các cá nhân, nhu cầu tuyển dụng của những người sử dụng lao động), có thể xác định được khả năng học tiếp, học nghề của đối tượng. Tuy nhiên, việc học tiếp hoặc học nghề còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của đối tượng (mong muốn, nguyện vọng của đối tượng).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh