2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:
“Điều 9. Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.”
Theo đó:
Thứ nhất, tổ chức của người khuyết tật phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp. Các tổ chức này được thành lập bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ khả năng, thẩm quyền để thành lập tổ chức của người khuyết tật, đồng thời được cơ quan Nhà nước tại Việt Nam chấp thuận thành lập và cho phép hoạt động (theo pháp luật về doanh nghiệp, tổ chức,…)
Thứ hai, tổ chức của người khuyết tật được thành lập để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên là người khuyết tật. Các thành viên trong tổ chức của người khuyết tật phải là người khuyết tật, tức là người khuyết tật điều hành, và hoạt động tổ chức của người khuyết tật vì lợi ích, quyền của mình. Các hoạt động của tổ chức của người khuyết tật có thể là kinh doanh, có thể là nâng cao ý thức của xã hội về người khuyết tật,… nhưng phải đem lại lợi ích, hoặc đảm bảo các quyền cho các hội viên của tổ chức.
Thứ ba, tổ chức của người khuyết tật có thể tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật. Như đã nêu trên, tổ chức của người khuyết tật có quyền đại diện cho người khuyết tật để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp cho nhóm chủ thể này. Khi xây dựng các chính sách, quy định của pháp luật về người khuyết tật, các cơ quan lập pháp, xây dựng chính sách phải tham khảo ý kiến của người khuyết tật, nhưng không thể tham khảo từng ý kiến của từng người trong nhóm người này. Với tư cách là chủ thể đại diện cho một nhóm người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật có trách nhiệm xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật để đảm bảo quyền, lợi ích cho các thành viên của mình.
Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:
“Điều 9. Tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
2. Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.”
Theo đó:
Giống với tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật phải được thành lập hợp pháp, được công nhận hợp pháp bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét thành lập và cho phép hoạt động.
Tuy nhiên, tổ chức vì người khuyết tật không phải là đại diện cho người khuyết tật mà hoạt động vì người khuyết tật, tức các hoạt động của tổ chức này hướng tới người khuyết tật, hỗ trợ, giúp người khuyết tật trên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Do vậy, các tổ chức này không thể tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh