2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, khi người cao tuổi chết, việc tổ chức tang lễ thuộc trách nhiệm của các chủ thể sau:
- Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi (vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con riêng, cháu): Đây là những người có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi và là người thân trong gia đình của người cao tuổi. Hoạt động này phù hợp với quyền và nghĩa vụ của người thân trong gia đình với nhau (theo pháp luật về hôn nhân và gia đình)
- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương: Đây là trường hợp người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng, hoặc người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không đủ khả năng để chăm sóc và lo tổ chức tang lễ, mai táng cho người cao tuổi (không có khả năng tài chính, không đủ sức khỏe, mất năng lực hành vi dân sự,…)
Hoạt động tổ chức tang lễ, mai táng cho người cao tuổi phải được thực hiện đúng lễ nghi, trang trọng, tiết kiệm, đảm bảo nếp sống văn hóa cũng như không vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Trong thời điểm giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, không được tổ chức tang lễ, mai táng lớn, mời nhiều khách mà chỉ được tổ chức với các thành viên trong gia đình, nếu vi phạm điều này thì được coi là vi phạm pháp luật.
Người cao tuổi thuộc đối tượng được bảo trợ xã hội được hỗ trợ chi phí mai táng, bao gồm các trường hợp:
- Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện tại trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng
Tùy theo khả năng cân đối ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội mà cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp. Theo đó, mức hỗ trợ phí mai táng không cố định, mà do cơ quan có thẩm quyền dựa vào tình hình thực tế để quyết định. Tuy nhiên, để người cao tuổi được hỗ trợ phí mai táng, người thân, hoặc đại diện cơ sở bảo trợ xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận và quyết định chi phí hỗ trợ mai táng.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người cao tuổi
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh