2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nhẳm ghi nhận và tôn vinh những thành tích của tập thể, cá nhân, pháp luật quy định cụ thể việc tổ chức trao tặng khen thưởng đối với từng hình thức khen thưởng. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn để tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng.
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Căn cứ theo Điều 82 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định thẩm quyền trao tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng như sau:
Điều 82
Việc tổ chức lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do Chính phủ quy định.
Theo đó, Chính phủ quy định việc tổ chức lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Ngoài quy định nêu trên, việc tổ chức lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng hướng dẫn cụ thể tại Chương 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP Nghị định quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài. Bao gồm hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; trình tự tiến hành lễ kỷ niệm; nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh