Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:27 (GMT+7)

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm

Mại dâm

Theo Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó:

- Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu

- Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác

Các hành vi liên quan đến mại dâm bao gồm:

- Chứa mại dâm,

- Tổ chức hoạt động mại dâm

- Cưỡng bức mại dâm

- Môi giới mại dâm

- Bảo kê mại dâm

- Lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm

- Các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm

Các hành vi liên quan đến mại dâm trên đều bị nghiêm cấm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật dựa trên hành vi và mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi.

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm

Theo Điều 8 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm bao gồm:

Mọi cá nhân có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm

Trong đó, trách nhiệm của cá nhân bao gồm:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm: Các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm được quy định chi tiết tại Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Bộ luật hình sự và các văn bản dưới luật khác có liên quan. Các cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật, không thực hiện các hành vi chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm, các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm.

- Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm: Các hoạt động phòng chống mại dâm bao gồm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống mại dâm, cung cấp thông tin cho cơ quan Công an khi phát hiện hoạt động mại dâm, giúp đỡ các cá nhân khác thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin cho Công an.

- Giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại dâm: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống mại dâm cho các thành viên trong gia đình (những người có quan hệ huyết thống với cá nhân) để các thành viên trong gia đình mình không tham gia vào tệ nạn mại dâm, không cổ súy, khuyến khích mại dâm.

- Phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền: Khi phát hiện các hoạt động mại dâm hoặc các hoạt động, hành vi có liên quan đến mại dâm, phải nhanh chóng cung cấp thông tin cho cơ quan Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác để cơ quan Công an tiến hành rà soát, kiểm tra, điều tra, vì hoạt động mại dâm thường diễn ra nhỏ lẻ, nhanh chóng, khó bắt kịp thời.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mại dâm

Theo Khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải đảm bảo trong phạm vi nhiệm vụ của mình:

- Động viên, khuyến khích các chủ thể khác thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm

- Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tố giác, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện ra hoạt động mại dâm, nếu người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức phát hiện ra hoạt động mại dâm, thì phải tự tố giác, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

- Đấu tranh với tệ nạn mại dâm bằng cách quản lý chặt chẽ các cá nhân trong tổ chức, cơ quan, người có thẩm quyền quản lý các thành viên trong thẩm quyền quản lý, đảm bảo các cá nhân này không tham gia vào tệ nạn mại dâm, đấu tranh để phát triển các quy định về phòng, chống mại dâm. Xử lý kỷ luật đối với các cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức có hoạt động mại dâm, hoạt động liên quan đến mại.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư