2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó:
- Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu
- Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác
Các hành vi liên quan đến mại dâm bao gồm: Chứa mại dâm, Tổ chức hoạt động mại dâm, Cưỡng bức mại dâm, Môi giới mại dâm, Bảo kê mại dâm; Lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm; Các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm.
Các hành vi liên quan đến mại dâm trên đều bị nghiêm cấm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật dựa trên hành vi và mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi.
Tuy nhiên, mại dâm lại là một hiện tượng hình thành từ lâu đời trong xã hội dù vi phạm quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hàng năm, có hàng trăm vụ mại dâm, liên quan đến mại bị phát hiện và xử lý hành chính, xử lý hình sự. Điều đó thể hiện, vấn nạn mại dâm luôn tồn tại và cần được triệt tiêu, loại bỏ từ tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội, bao gồm cả tế bào của xã hội – gia đình.
Theo Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, mọi cá nhân, gia đình đều có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm. Theo Điều 9 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ:
- Tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình mình về phòng, chống mại dân: Mỗi cá nhân trong gia đình đều có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình về phòng, chống mại dâm: Không thực hiện các hành vi mại dâm (mua dâm, bán dâm), chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm, các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm; đồng thời tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức trong phòng, chống mại dâm.
- Xây dựng gia đình hoà thuận, sống chung thuỷ lành mạnh: Nền tảng gia đình vững chắc thì nền tảng của xã hội mới vững chắc. Con người chỉ vướng vào tệ nạn khi gia đình không hòa thuận, không hạnh phúc, không có được sự giáo dục, tuyên truyền từ phía gia đình. Đối với tệ nạn mại dâm, thường bắt nguồn từ việc gia đình không êm ấm, hạnh phúc, dẫn đến người vợ, người chồng trong gia đình có xu hướng tìm đến hoạt động mại dâm. Xây dựng tình cảm gia đình bền chặt chính là cách để giúp giảm bớt tệ nạn mại dâm.
- Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm: Các hoạt động phòng chống mại dâm bao gồm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống mại dâm, cung cấp thông tin cho cơ quan Công an khi phát hiện hoạt động mại dâm, giúp đỡ các cá nhân khác thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin cho Công an.
- Phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành quản lý, giáo dục người có hành vi mua dâm, bán dâm ở tại địa phương: Các gia đình phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh, cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành quản lý các cá nhân đã từng mua bán dâm trên địa bàn, kiểm tra, phát hiện các tụ điểm mại dâm hoặc những nơi nghi có hoạt động mại dâm và liên quan đến mại dâm.
Người bán dâm là người có hành vi là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ, trách nhiệm của gia đình có người bán dâm là:
- Quản lý, giúp đỡ, chăm sóc người bán dâm được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức, cá nhân được phân công giúp đỡ và của chính quyền cơ sở: Trong đó, người đã bán dâm cần được gia đình chăm sóc về mặt sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, được gia đình đưa đi khám bệnh để kiểm tra có mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không. Gia đình không nên ruồng bỏ người bán dâm mà nên quản lý, giúp đỡ người bán dâm hiểu biết các thông tin cần thiết về phòng, chống mại dâm, tuyên truyền cho người bán dâm về các tác hại của hoạt động này.
- Quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người bán dâm tái phạm hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội: Gia đình có trách nhiệm quản lý, giám sát các hành vi của người bán dâm, kịp thời ngăn chặn người bán dâm có hành vi tái phạm hoặc gây mất trật tự an toàn xã hội thông qua hoạt động can thiệp ở mức độ nhất định (đảm bảo không ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của người bán dâm).
- Động viên, giúp người bán dâm xoá bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng: Người bán dâm thường bị xã hội chỉ trích, khó hòa nhập với cộng đồng sau khi bị phát hiện bán dâm. Vì vậy, gia đình phải động viên, giúp người bán dâm xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để những người này hòa nhập với xã hội thông qua các hoạt động hỗ trợ để người bán dâm tìm được công việc phù hợp, ổn định, làm việc, học tập trong môi trưởng ổn định.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh