2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội. Nhằm đảm bảo phong trào thi đua được phát triển mạnh mẽ, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể vấn đề này theo quy định của pháp luật.
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Căn cứ theo Điều 19 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm như sau:
- Tham mưu, đề xuất chủ trương trong công tác thi đua;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;
- Hướng dẫn tổ chức thi đua và kiểm tra thực hiện;
- Tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Ngoài ra, việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 19 Luật Thi đua, khen thưởng này được hướng dẫn thực hiện cụ thể tại Điều 7 Nghị định 91/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Theo đó, cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng thực hiện như sau:
- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh