Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tổ chức phong trào thi đua?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:53 (GMT+7)

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tổ chức phong trào thi đua

 

Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị – xã hội. Nhằm đảm bảo phong trào thi đua được phát triển mạnh mẽ, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tổ chức phong trào thi đua. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể vấn đề này.

Khát quát chung

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tổ chức phong trào thi đua

Căn cứ theo Điều 18 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tổ chức phong trào thi đua như sau:

Thứ nhất: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cả nước.

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của nước, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.

Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là Thủ tướng) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Thứ hai: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành và lĩnh vực do mình phụ trách.

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Thứ ba: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của Hội đồng nhân dân tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Hội đồng nhân dân và phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấc cấp tỉnh,thành phố trung ương; huyện; xã.

Thứ tư: Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Người có vai trò dẫn đầu, định hướng hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư