Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về thi đua khen thưởng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:56 (GMT+7)

Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về thi đua khen thưởng

 

Nhằm đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng đạt hiệu quả cao, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về thi đua khen thưởng. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Khát quát chung               

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về thi đua khen thưởng

Căn cứ theo Điều 92 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định trách nhiệm của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội như sau:

Điều 93

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội căn cứ vào quy định của Luật này và các văn bản khác có liên quan thực hiện quản lý thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức mình.

Tổ chức chính trị là tổ chức chính trị là tổ chức lấy hoạt động chính trị làm hình thức hoạt động chủ yếu của mình, trong đó vấn đề chính quyền, tham gia, sử dụng, phát huy hiệu lực của chính quyền nhà nước chỉ phối toàn bộ hoạt động của mình.

Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Theo đó, Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm căn cứ vào quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2003 và các văn bản khác có liên quan thực hiện quản lý thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức mình.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi đua, khen thưởng 2003

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư