Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật

Hoạt động trợ giúp người khuyết tật

Hoạt động trợ giúp người khuyết tật là các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân (tức tất cả các chủ thể trong xã hội) thực hiện nhằm giúp người khuyết tật được chăm sóc, bảo vệ, hòa nhập và có ích cho xã hội. Nói cách khác, hoạt động trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật là giúp các đối tượng này vượt qua hoàn cảnh khó khăn do suy giảm khả năng lao động, sinh hoạt, đối với xã hội, giúp giảm các nguy cơ về sự gia tăng nhóm người yếu thế trong xã hội.

Các hoạt động trợ giúp xã hội bao gồm:

- Các hoạt động hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước, Ngân sách Nhà nước

- Các hoạt động hỗ trợ từ tổ chức ngoài công lập

- Các hoạt động hỗ trợ từ các cá nhân

Ngoài chủ thể cơ quan Nhà nước, Ngân sách Nhà nước, các chủ thể còn lại đều không bắt buộc phải thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn khuyến khích các đối tượng trong xã hội thực hiện các hoạt động này, vì đây là các nhóm đối tượng phổ biến, cũng như nhằm giảm gánh nặng lên Ngân sách Nhà nước, từ đó phát sinh ra xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội.

Xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội

Theo Điều 6 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật: Việc khuyến khích này thể hiện ở các hoạt động tuyên truyền, các chính sách hỗ trợ đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giaó dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Chủ yếu các hỗ trợ liên quan lĩnh vực thuế, lao động, sử dụng đất.

- Tuy được khuyến khích trên nhiều phương diện, nhưng các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm và cơ sở cung cấp dịch vụ khác cho người khuyết tật cũng phải đảm bảo các điều kiện nhất định để hoạt động, bao gồm các điều kiện về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn (Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ về các loại hình này).

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư