2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm là người có thẩm quyền thuộc cơ quan Nhà nước (phải thực hiện) thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm, bao gồm:
- Tuyên truyền, giáo dục
- Kinh tế - xã hội
- Hành chính
- Hình sự
Tuy nhiên, đối với biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội là các biện pháp chung trong xã hội, tác động đối với nhóm đối tượng chung, trong khi đó, biện pháp hành chính và hình sự tác động trực tiếp đến các đối tượng tham gia vào hoạt động mại dâm hoặc các hoạt động liên quan đến mại dâm. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, người thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm sử dụng biện pháp hành chính và hình sự có khả năng cao hơn trong vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm.
Theo Điều 28 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm mà có hành vi bảo kê mại dâm, dung túng, bao che, hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động xảy ra trên địa bàn quản lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm:
a. Bị xử lý kỷ luật
Các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm:
- Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Cách chức
+ Bãi nhiệm
- Hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Hạ bậc lương
+ Buộc thôi việc
- Hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức có vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Giáng chức
+ Buộc thôi việc
b. Chuyển làm công tác khác
Đối với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức thì bắt buộc bị chuyển công tác đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm. Theo đó, chuyển công tác khác là làm công tác khác, vị trí khác so với chức vụ trước khi bị xử lý kỷ luật.
c. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp mức độ vi phạm nghiêm trọng trở lên và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xử lý vi phạm hành chính, mọi hoạt động liên quan đến việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm đều do các cơ quan tố tụng hình sự tiến hành.
d. Bồi hoàn tiền bồi thường thiệt hại cho cơ quan quản lý mình trong trường hợp gây thiệt hại khi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm
Trong trường hợp đang thực hiện nhiệm vụ mà vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm dẫn đến gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, cơ quan Nhà nước quản lý cán bộ, công chức gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên sau đó, cán bộ, công chức gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số tiền mà cơ quan Nhà nước quản lý đã bồi thường cho chủ thể bị thiệt hại.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh