Yêu cầu tham gia giao thông đối với người khuyết tật được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:13 (GMT+7)

Yêu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật được quy định trong Luật người khuyết tật

Người khuyết tật và khả năng tham gia giao thông

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật bao gồm 03 mức độ khuyết tật sau:

- Khuyết tật đặc biệt nặng

- Khuyết tật nặng

- Khuyết Người khuyết tật tật nhẹ

Tham gia giao thông là hoạt động tham gia vào di chuyển trong mạng lưới xe cộ theo quy định của pháp luật, theo đó, người tham gia giao thông có thể là:

- Người điều khiển phương tiện giao thông

- Người sử dụng dịch vụ giao thông công cộng

Người khuyết tật là đối tượng có khả năng vận động, di chuyển tương đối thấp, tùy theo mức độ khuyết tật, người khuyết tật có thể được điều khiển phương tiện giao thông (một số loại phương tiện nhất định) hoặc không. Tuy nhiên, bất kể người khuyết tật nào cũng được sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.

Các yêu cầu đối với người khuyết tật khi tham gia giao thông

Đối với người khuyết tật điều khiển phương tiện giao thông

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:

- Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật: Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật không được là các thiết bị, phương tiện tự chế, mà phải được sản xuất có nguồn gốc, có các chỉ số dữ liệu về kỹ thuật rõ ràng.

- Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có Giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển phương tiện đối với phương tiện đó: Theo đó, người khuyết tật phải đáp ứng đủ các yêu cầu để được cấp Giấy phép điều khiển giấy phép điều khiển phương tiện, nếu không đáp ứng đủ, thì không được cấp Giấy phép điều khiển.

Ví dụ: Người khuyết tật ở tay không thể được cấp Giấy phép điều khiển xe mô tô do không đủ điều kiện về sức khỏe.

Đối với người khuyết tật sử dụng dịch vụ giao thông công cộng

Theo Khoản 2 Điều 40 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013:

- Không có yêu cầu đối với người khuyết tật sử dụng dịch vụ giao thông công cộng

- Người khuyết tật sử dụng dịch vụ giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng, được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. Các phương tiện hỗ trợ như gậy chống, xe lăn,… đều được mang lên phương tiện công cộng. Ngoài ra, người khuyết tật còn được nhận sự trợ giúp từ phụ xe, người trên phương tiện giao thông công cộng nếu cần thiết.

- Người khuyết tật sử dụng dịch vụ giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ: Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng cho người khuyết tật như thế nào?

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư