2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và thời hạn báo cáo, giám sát đầu tư. Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về việc thực hiện báo cáo của các chủ thể dưới đây:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.
+ Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm; Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.
Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;
+ Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
+ Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;
+ Báo cáo đánh giá tác động dự án.
Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
+ Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
+ Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
+ Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.
Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
+ Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
+ Báo cáo đánh giá kết thúc.
Trên đây là các nhiệm vụ báo cáo, giám sát dánh giá đầu tư của các chủ thể.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh