2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trong đó, vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm quy định tại Điều 48 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 như sau:
Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm sau trong các trường hợp sau:
+ Dự án quan trọng quốc gia;
+ Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng;
+ Dự án được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau;
+ Dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách nhà nước, dự phòng ngân sách nhà nước hằng năm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép giải ngân vào năm sau;
+ Dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;
+ Dự án cơ quan đại diện và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài;
+ Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ có duy nhất 01 dự án trong năm kế hoạch hoặc không thể thực hiện điều chỉnh kế hoạch.
Căn cứ đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách trung ương của bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ứng trước vốn kế hoạch đầu tư công được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 như sau:
Trường hợp có nhu cầu cấp bách về vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện dự án đầu tư công thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Mức vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn bố trí cho dự án.
Ví dụ, tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã quyết nghị tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 1.500.000 tỷ đồng (bao gồm: vốn trong nước 1.200.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài 300.000 tỷ đồng); vốn cân đối ngân sách địa phương 1.370.000 tỷ đồng[1].
Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, hiện nay, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hiện vẫn đang tích cực thực hiện công tác phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho từng dự án, làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 và xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
[1] Xem https://dangcongsan.vn/kinh-te/da-phan-bo-gan-76-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-giai-doan-2021-2025-595606.html, truy cập ngày 4/12/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh