2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ở Phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động đầu tư công. Ở Phần 2 này sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức còn lại.
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công theo quy định của pháp luật.
+ Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án.
+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án và quyết định đầu tư dự án.
+ Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công.
+ Theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý.
+ Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
+ Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
+ Xem xét, cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu.
+ Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương, bao gồm toàn bộ danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
+ Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư do địa phương quản lý.
+ Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh các nội dung sau đây:
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương;
- Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
- Xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án do địa phương quản lý.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ dự án.
+ Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý.
+ Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý.
+ Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý.
+ Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung sau đây:
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên;
- Tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và của Hội đồng nhân dân cấp trên;
- Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chương trình, dự án.
+ Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.
+ Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm về kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán chuyên đề và thực hiện kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả kiểm toán năm, kiểm toán chuyên đề và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án.
+ Tổ chức công bố, công khai báo cáo kiểm toán về kế hoạch, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Chủ trì tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội đối với các chương trình, dự án và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trên địa bàn này và theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh