Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Bài này quy định nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công

“Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.

Nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công được quy định cụ thể tại Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 như sau:

Nội dung đánh giá ban đầu

“Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.

Tại Khoản 1 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

+ Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

+ Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

+ Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn

“Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn" là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.

Tại Khoản 2 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

+ Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

Nội dung đánh giá kết thúc

“Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Tại Khoản 3 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

+ Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

+ Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án đầu tư công

“Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Tại Khoản 4 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

+ Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

+ Tác động kinh tế - xã hội;

+ Tác động môi trường, sinh thái;

+ Tính bền vững của dự án;

+ Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nội dung đánh giá đột xuất

“Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.

Tại Khoản 5 Điều 73 Luật Đầu tư công 2019 quy định nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

+ Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

+ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

+ Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

+ Đề xuất các giải pháp cần thiết.

Các phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư