2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nói chung sẽ thược thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân tùy theo từng loại chương trình, dự án đầu tư công khác nhau. Vậy đối với chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư sẽ thược thẩm quyền quyết định của ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý như sau:
+ Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư: chương trình, dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý; chương trình, dự án nhóm A của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự đảm bảo chi thường xuyên; chương trình, dự án nhóm A, B của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc khác, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đối với dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị đó quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C thuộc đơn vị mình quản lý.
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư: chương trình, dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý; chương trình, dự án nhóm A của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự đảm bảo chi thường xuyên; chương trình, dự án nhóm A, B của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc khác, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đối với dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị đó quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C thuộc đơn vị mình quản lý;
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập khác, trừ các đơn vị được quy định tại điểm b, c khoản này quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C thuộc đơn vị mình quản lý.
Trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đối với dự án nhóm A, B, C thuộc đơn vị đó quản lý quy định ở trên gửi quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án cho bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp quản lý để báo cáo.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh