Thẩm quyền quyết định và quy trình thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:08 (GMT+7)

Bài viết quy định thẩm quyền quyết định và quy trình thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia

Khái niệm

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

+ Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

+ Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

+ Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

+ Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn hoặc tư vấn thẩm tra) được Hội đồng thẩm định nhà nước thuê để thực hiện một hoặc một số phần công việc của nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia (theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021).

Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia

Theo Điều 10 Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định về thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kế hoạch thẩm định; kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra và quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo hình thức lựa chọn được quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia

Theo Điều 11 Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định về quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia như sau:

Đối với việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt:

Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục, bao gồm:

+ Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

+ Tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

+ Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án;

+ Chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được lựa chọn. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn thẩm tra được lựa chọn.

Đối với các trường hợp khác thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư