Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước và các chủ chương trình, chủ đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Bài này quy định trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước và các chủ chương trình, chủ đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

Khái niệm

Giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

Đánh giá chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.

Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công.

Chủ sử dụng là cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, vận hành dự án.

Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

+ Tổ chức giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.

+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý.

+ Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc Thẩm quyền quản lý theo chế độ quy định.

+ Cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.

Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư

Chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư, chủ sử dụng dự án đầu tư công, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nhà đầu tư dự án PPP có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án theo quy định;

+ Xây dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án;

+ Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA);

+ Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;

+ Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;

+ Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;

+ Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.

Nhà đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn khác có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định;

+ Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án;

+ Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;

+ Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;

+ Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư;

+ Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.

Xem thêmTổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư