2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền (theo Khoản 14 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019). Vậy trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp được quy định như thế nào?
Theo Điều 42 Luật Đầu tư công 2019 quy định trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp như sau:
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý (theo Khoản 1 Điều 42 Luật Đầu tư công 2019).
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư theo trình tự, thủ tục sau đây:
+ Giao cơ quan chuyên môn hoặc đơn vị có chức năng tổ chức khảo sát, lập báo cáo đề xuất dự án;
+ Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự án;
+ Chỉ đạo cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.
Việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp[1]
Ngày 16/6/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 2234/BXD-HĐXD gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp sử dụng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Căn cứ Công văn của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi thì dự án khẩn cấp khắc phục sạt lở, chống bồi lấp cửa sông, cửa biển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương.
Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp thực hiện theo Điều 42 Luật Đầu tư công 2019, theo đó người quyết định đầu tư tổ chức lập báo cáo đề xuất dự án, thẩm định dự án và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật đầu tư công 2019.
Căn cứ khoản 3 Điều 58 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định “Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm: giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp; quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng; quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp”.
Với các nội dung nêu trên, người quyết định đầu tư căn cứ mức độ khẩn cấp của công trình để quyết định trình tự thực hiện toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình và được thể hiện trong quyết định đầu tư dự án.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 58 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ, sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019
Luật Hoàng Anh
[1] Xem https://moc.gov.vn/Images/editor/files/BXD_2234-BXD-HDXD_16062021_signed(1).pdf, truy cập ngày 1/12/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh